ម៉ាស៊ីនវ៉ៃចំណី

ម៉ាស៊ីនវ៉ៃចំណី

វ៉ៃចំណីគ្រប់

វ៉ៃចំណីគ្រប់

Wednesday, October 19, 2016

KỸ THUẬT LÀM CHUỒNG NUÔI HEO

KỸ THUẬT LÀM CHUỒNG NUÔI HEO
VỊ TRÍ XÂY DỰNG CHUỒNG TRẠI
- Để đảm bảo các điều kiện về vệ sinh môi trường, hạn chế lây lan dịch bệnh cho lợn, tùy điều kiện cụ thể của từng hộ chăn nuôi nên chọn vị trí xây dựng chuồng trại cho phù hợp nhưng phải đảm bảo điều kiện cách xa nhà ở của gia đình, các hộ xung quanh và các khu công cộng khác.
- Trong khuôn viên đất của gia đình nên xây chuồng lệch so với nhà ở, không nên xây chuồng thẳng phía trước hoặc sau nhà. Khi xây dựng chuồng nên xây ở phía cuối mảnh đất để chuồng trại cách xa nhà nhất trong điều kiện có thể.
- Không nên xây chuồng lợn chung với chuồng nuôi gia súc gia cầm khác.
- Địa hình khu chăn nuôi cao ráo, dễ thoát nước để tránh bị ngập úng khi mưa lớn.
- Có nguồn nước sạch và đủ trữ lượng cho chăn nuôi. Đảm bảo đủ diện tích chăn nuôi và xây dựng hệ thống xử lý chất thải.

II. THIẾT KẾ CHUỒNG TRẠI
1. Thiết kế chuồng trại
- Hướng chuồng:
Tuỳ thuộc vào vị trí và diện tích đất để bố trí hướng chuồng cho phù hợp. Tốt nhất là nên chọn hướng Nam hoặc Đông – Nam. Nếu là chuồng kín thì phải hướng chuồng không nhất thiết phải là 2 hướng trên.
- Kiểu chuồng:
Kiểu chuồng phù hợp với mục đích, điều kiện kinh tế của gia đình và diện tích mặt bằng.
Hiện nay có 2 kiểu chuồng chính: chuồng hở thì lưu thông không khí theo thông thoáng tự nhiên; chuồng kín điều tiết được nhiệt độ, độ ẩm theo hệ thống thiết bị phụ trợ (quạt, hệ thống làm mát…). Trong điều kiện chăn nuôi nông hộ hiện nay thì áp dụng kiểu chuồng thông thoáng tự nhiên là phù hợp.
- Nền chuồng:
Chuồng trại phải được xây dựng trên nền cao, sạch sẽ, không trơn láng, dễ thoát nước. nền chuồng cao hơn mặt đất 30-45cm để tránh ẩm ướt ngập úng. Nên sử dụng công nghệ đệm lót sinh học.
- Mái chuồng:
Có dạng: 1 mái hoặc 2 mái; vật liệu làm mái có thể bằng ngói, tôn, fibro-xi măng, lá. Chiều cao mái nơi giọt ranh tối thiểu là 2,2 m.
-  Vách chuồng:
Có thể làm bằng song sắt, lưới sắt hay inox hoặc xây gạch, bê tông đảm bảo thông thoáng tự nhiên.( đảm bảo có 1/2 – 3/4 vách chuồng là lưới sắt hoặc song sắt)
- Diện tích chuồng:
Kích thước chuồng nuôi phụ thuộc vào số lượng và từng đối tượng vật nuôi:
+ Đối với lợn thịt diện tích tối thiểu chuồng nuôi là 0,7 m2/con
+ Đối với chuồng nuôi lợn nái thiết kế chuồng để đảm bảo từ 6- 8 m2 chuồng nuôi cho một đầu lợn nái.
Trong chuồng nuôi lợn nái nên thiết kế các ô nuôi nái chờ phối, nái chửa, ô nuôi nái nuôi con (trong đó có ngăn 1-2m2để úm lợn con khi mới sinh) và ô nuôi lợn con sau cai sữa.
Trong chuồng nuôi nên thiết kế vòi uống tự động cho vật nuôi luôn được uống nước sạch.
- Thiết kế hệ thống xử lý chất thải và vệ sinh sát trùng:
+ Tùy thuộc vào vị trí, diện tích đất và quy mô chăn nuôi để lựa chọn xây dựng hệ thống xử lý chất thải cho phù hợp. Tốt nhất là sử dụng công nghệ đệm lót sinh học.
+ Ở các cổng ra vào cửa các khu chuồng trại và ở đầu mỗi chuồng phải bố trí hố khử trùng để đảm bảo vô trùng trước khi vào khu chăn nuôi và chuồng trại.
Khu vực chăn nuôi phải có tường rào bao quanh để ngăn cách với các khu vực khác nhằm hạn chế tối đa các tác nhân lây nhiễm bệnh từ bên ngoài xâm nhập vào.
2. Thiết kế kho
- Kho chứa thức ăn phải đảm bảo thông thoáng, có hệ thống thông gió tốt, không bị dột, tạt nước khi mưa gió để đảm bảo không bị ẩm mốc.
- Kho phải có các bệ kê để thức ăn và nguyên liệu không tiếp xúc xuống sàn nhà. Thức ăn, nguyên liệu được chất thành từng lô, chiều cao lô vừa phải để thuận tiện trong việc sử dụng và phòng cháy, chữa cháy.
- Các loại hoá chất như dầu máy, thuốc diệt chuột, thuốc sát trùng, thuốc thú y…không được để lẫn trong kho chứa chứa thức ăn.
- Các dụng cụ chăn nuôi chưa sử dụng cần được bảo quản trong kho sạch sẽ, tránh lây nhiễm trước khi sử dụng.

HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT PHỐI TRỘN THỨC ĂN TIN BỘT CHĂN NUÔI GIA SÚC TẠI NHÀ

Thường ngày, người chăn nuôi quen cung cấp cho gia súc, gia cầm các loại "thức ăn tinh" cám công nghiệp. Trên thị trường có nhiều loại thức ăn tinh hỗn hợp do nhiều hãng sản xuất. Nhìn chung, các loại thức ăn này có chất lượng tốt. Tuy nhiên, các loại thức ăn công nghiệp đó thường đắt và nếu dùng nhiều sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế chăn nuôi. Mặt khác, chúng ta không thể tận dụng được một cách hiệu quả các loại phụ phẩm như cám gạo, tấm, bột ngô, bột đậu tương ...... sẵn có trong mỗi gia đình. Vì vậy, mỗi người chăn nuôi hoàn toàn có thể tự phối trộn được thức ăn tinh hỗn hợp tự sản xuất tại nhà.
1. Yêu cầu chung khi phối trộn thức ăn tinh hỗn hợp
- Các nguyên liệu thức ăn trước khi phối trộn phải được nghiền nhỏ.
Để giảm công sức và thời gian xay nghiền thực phẩm người chăn nuôi có thể dùng máy băm nghiền đa năng 3A để nghiền. Máy 3A này có công suất nghiền bột khô được 10kg chỉ mất khoảng 2 phút.

 Cần có từ ba loại thức ăn trở lên. Càng có nhiều loại thức ăn trong thành phần càng tốt. Cần sử dụng tối đa các loại thức ăn sẵn có của gia đình.
- Các loại thức ăn đem phối trộn phải đảm bảo chất lượng, không bị mốc, hấp hơi hoặc có mùi lạ.
- Khối lượng thức ăn phối trộn đảm bảo đủ dùng trong vòng một tuần, không phối trộn khối lượng quá lớn để tránh giảm chất lượng do bảo quản lâu.
- Thức ăn tinh hỗn hợp phải rẻ, dễ sử dụng và dễ bảo quản.

ột số công thức phối trộn thức ăn cho gia súc nhai lại
(tính cho 100 kg thức ăn tinh hỗn hợp)


+ Công thức 1:


- Cám gạo: 35 kg;
- Bột sắn: 10 kg; 
- Bột cá (với NaCl <15%): 10 kg; 
- Bột sò hoặc bột xương: 4 kg;
- Bột ngô: 30 kg;
- Khô dầu các loại: 10 kg;
- Urê: 0,5 kg;
- Premix khoáng và vitamin: 0,5 kg.


+ Công thức 2:


- Bột sắn: 65 kg;
- Cám gạo: 20 kg;
- Bột cá (với NaCl <15%): 10 kg; 
- Urê: 4 kg;
- Bột xương: 1 kg.


+ Công thức 3:
- Bột sắn: 85 kg;
​- Khô dầu các loại: 10 kg;
- Urê: 3 kg;
- Muối ăn: 1 kg;
- Bột xương: 1 kg.


+ Công thức 4:


- Urê: 3 kg;
- Muối ăn: 1 kg
- Bột sắn: 45 kg;
- Bột ngô: 50 kg;
- Bột xương: 1 kg.


+ Công thức 5:


- Bột ngô: 25 kg
- Bột sắn: 65 kg;
- Muối ăn: 1 kg;
- Khô dầu các loại: 5 kg;
- Urê: 3 kg;
- Bột xương: 1 kg.
Để phối chế thức ăn tinh hỗn hợp cũng có thể sử dụng một loại thức ăn đậm đặc sản xuất công nghiệp, sau đó cho thêm một số thành phần, bảo đảm tạo ra một hỗn hợp vừa rẻ, chất lượng tốt, vừa sử dụng được các thức ăn sẵn có của gia đình.

3. Cách phối trộn và bảo quản
- Đổ dàn đều các loại nguyên liệu thức ăn ra nền nhà hoặc sân gạch theo thứ tự loại nhiều đổ trước loại ít đổ sau.
- Đối với một số loại nguyên liệu thức ăn có khối lượng nhỏ như khoáng, vitamin… phải trộn trước với một ít bột ngô hoặc cám gạo để tăng khối lượng sau đó mới trộn lẫn với các nguyên liệu khác.
- Dùng xẻng hoặc tay trộn thật đều, sau đó đóng vào bao, buộc kín lại.
- Bao thức ăn phải được đặt trên giá kê, không tiếp xúc trực tiếp với nền và tường nhà. 
- Thức ăn đã phối trộn cần được bảo quản nơi khô ráo, mát, có mái che.
- Có biện pháp tránh để chuột phá hoại.

Sunday, October 16, 2016

Công thức pha trộn thức ăn cho gà đạt hiệu quả cao

Công thức pha trộn thức ăn cho gà đạt hiệu quả cao. Nếu khẩu phần ăn đó đủ chất bổ dưỡng với tỷ lệ pha trộn hợp lý giữa các chất đạm, bột đường, chất béo, khoáng chất, vitamin thì gà sẽ sinh trưởng tốt, khỏe mạnh, lớn nhanh, đẻ sai, trứng lớn. Ngược lại, nếu khẩu phần ăn pha trộn cẩu thả, được chất này thiếu chất khác, thứ quá thừa thứ lại quá thiếu thì gà ăn vào sẽ bị ốm đau, bệnh tật, trống mái sinh sản đều không tốt.

Điều đó cho ta thấy, nuôi gà công nghiệp phải thường xuyên theo dõi sức khỏe của gà qua từng giai đoạn phát triển ra sao để theo đó mà tính khẩu phần ăn nuôi chúng cho hợp lý, cho có lợi. Vì gà có khỏe mạnh, chóng lớn, đẻ sai thì chủ nuôi mới thu được nhiều lời. Nuôi gà công nghiệp ta cần biết nhu cầu về chât đạm và chất bột đường của gà ra sao để cho chúng ăn đúng mức.

Nhu cầu về chất bột đường trong khẩu phần ăn của gà được tính như sau:

- Gà trưởng thành: từ 54 đến 60 phần trăm
- Gà đẻ: từ 50 đến 55 phần trăm
- Gà vài ba tuần tuổi: từ 40 đến 45 phần trăm
- Gà giò: từ 50 đến 55 phần trăm
- Gà thịt: từ 60 đến 65 phần trăm


Xin được lưu ý thêm là tỷ lệ chất bột đường trong khẩu phần ăn của gà cần phải tính toán cho hợp lý: nếu thiếu sẽ không cung cấp đủ nhiệt lượng cho gà khiến gà còi cọc, chậm lớn. Ngược lại nếu tỷ lệ chất bột đường dư thừa thì sẽ sinh ra lớp mỡ dự trữ khiến gà bị mập. Như vậy nuôi gà thịt thì có lợi, còn gà mái đẻ thì nân, trống cũng giảm khả năng đạp mái.

Nhu cầu về chất đạm trong khẩu phần gà được tính như sau:

Gà vài ba tuần tuổi: từ 19 đến 21 phần trăm
Gà thịt: từ 12 đến 15 phần trăm
Gà giò: 18 phần trăm
Gà đẻ: từ 16 đến 17 phần trăm
(Xin được lưu ý: khẩu phần ăn của gà có tỷ lệ đạm quá cao sẽ có hại cho sức khỏe của gà, có thể giết chết nó. Nhưng, nếu thức ăn có tỷ lệ đạm thấp, gà sẽ ốm yếu, bệnh tật, tăng trưởng chậm).

* Tính khẩu phần thức ăn nuôi gà

Đến đây, chúng ta đã biết đến thành phần các chất cần thiết trong khẩu phần ăn của gà gồm có những gì, và nguyên liệu để pha chế gồm có những gì. Đồng thời cũng nắm rõ nhu cầu ăn uống của gà ra sao từng giai đoạn phát triển tốt. Từ đó, ta có thể tự tìm ra một công thức về khẩu phần ăn thích hợp đối với từng loại gà.
Nên tự khắt khe với chính mình trong việc chọn lựa một công thức về khẩu phần hợp lý nhất, bằng cách đặt ra nhiều câu hỏi, rồi sau đó tự tìm lấy cây trả lời. Chẳng hạn:
Có tăng thêm khoáng chất cho gà con không?
Có nên bớt cám thay tấm?
Liệu chất đạm trong công thức có thiếu không?
Liệu chất bột đường có dư thừa lắm không?

Khi có sự cân nhắc, đắn đo, ta có thể dễ dàng tìm được cho mình công thức thích nghi đển nuôi gà. Farmvina xin đơn cử vài ví dụ:

- Công thức khẩu phần ăn cho gà đẻ

Bánh dầu Bột bắp Cám gạo Bột xương Muối bột Bột sò Bột thịt Bánh dầu dừa Tổng Bột cá
10% 45% 20% 0,5% 0,5% 2% 8% 7% 100% 7%

- Công thức khẩu phần ăn cho gà con

Bánh dầu
Bột bắp
Cám gạo
Bột xương
Muối bột
Bột sò
Tấm gạo
Mày đậu xanh
Bột cá
Tổng
10 %
30 %
20 %
0,5 %
0,5 %
0,5 %
14 %
10 %
14,5 %
100%
 
- Công thức khẩu phần ăn cho gà giò:
Bánh dầu
Bột bắp
Cám gạo
Bột xương
Vôi chết
Muối bột
Bột sò
Bánh dầu dừa
Bột thịt
Bột cá
Tổng
10 %
40%
20%
0,5 %
0,5%
0,5%
0,5%
8 %
5%
5%
100%

- Công thức khẩu phần ăn cho gà thịt:
Bánh dầu
Bột bắp
Cám gạo
Bột xương
Vôi chết
Muối bột
Bột sò
Bánh dầu dừa
Bột thịt
Bột cá
Tổng
10 %
50%
28%
0,5%
0,5%
0,5%
1%
5%
5%
5%
100%