-Thức ăn từ nguồn
gốc thực vật: Loại này chia làm hai nhóm; thức ăn giàu bột đường và thức ăn
giàu protein thực vật.
-
Thức ăn giàu bột đường: Loại thức ăn này chứa nhiều
hydrat cacbon, gluxit, chiếm số lượng lớn trong thức ăn hỗn hợp. Gồm có:
+ Ngô: Ngô là thức ăn cơ bản của gia cầm, tỷ lệ trong khẩu
phần thường chiếm 45 - 70%. Bởi vì ngô là thức ăn được gia cầm thích ăn, có vị
thơm ngon, chứa năng lượng cao nhất so với thức ăn ngũ côc khác. Ngô là nguyên
liệu dùng để điều chỉnh mức năng lượng trong khi xây dựng khẩu phần thức ăn hỗn
hợp. Trong ngô có các thành phần như sau: protein thô 8 -10%, xơ thô trên dưới
2%, mỡ thô 4,5%, canxi 0,1%, phospho 0,3%- Ngoài ra ngô còn chứa hàm lượng đáng
kể caroten (tiền vitamin A). Gà ăn ngô sẽ làm tăng giá trị thịt, trứng. Ngô là
loại thức ăn dễ tiêu hóa 85 - 90%.
Tuy vậy ngô có nhiều nhược điểm là chứa hàm lượng axit amin
không thay thế thấp, nhất là lyzin chỉ chiếm trên dưới 3%, hàm lượng chất
khoáng thấp. Do ngô có chứa hàm lượng bột đường, mỡ cao nên ngô dễ bị nhiễm nấm
mốc khi độ ẩm trên 15%, làm giảm chất lượng ngô, thậm chí còn chứa độc tố aflatoxin.
Vì vậy phải bảo quản ngô ở kho cao ráo, với độ ẩm tối thiểu là 13%.
+ Thóc: ở nước ta, trong các hộ chăn nuôi gia đình thường
dùng thóc thịt, thóc lép, thóc lửng để nuôi gia cầm. Khi gia cầm được nuôi dưới
hình thức công nghiệp, thóc được đùng làm nguyên liệu trong thức ăn hỗn hợp cho
gà. Đối với gà đẻ có thể dùng thóc ngâm nảy mầm cho ăn để tăng lượng vitamin E
giúp gà đẻ nhiều trứng và kích thích khả năng đạp mái của con đực, làm tăng tỷ
lệ có phôi và nở của trứng.
Hàm lượng chất dinh dưỡng của thóc là: protein thô 6,5%, chất
xơ 12,5%, canxi 0,2%, photpho 0,3%, gluxit (bột đường) 59,3%, mỡ thô 2,2%. So
với ngô, giá trị dinh dưỡng của thóc thấp hơn nhưng thóc vẫn là thức ăn được
gia cầm ưa thích. Thóc còn là nguyên liệu dùng để cân đối năng lượng thấp trong
khẩu phần thức ăn của gà giò, gà mái đẻ vì có lượng xơ cao.
+ Cám gạo: Ở nước ta, nguồn cám gạo rất nhiều. Cám thường có
màu nâu sáng, chứa mỡ. Cám gạo là sản phẩm phụ của quá trình xay xát thóc gạo,
được cấu tạo từ lớp ngoài của hạt gạo và
toàn bộ lớp phôi nhũ, mầm. Cám lụa có màu trắng, là sản phẩm phụ của quá trình
xát gạo, được tạo ra từ lớp trong của hạt và phần nhỏ tinh bột của hạt gạo. Cám
lụa có giá trị dinh dưỡng cao.
(Nguồn: Năm mơi sáu câu hỏi đáp về nuôi gà
hiệu quả / Nguyễn Thanh Bình. - H. : Hà Nội, 2009. - 110tr. ; 19cm. -Đăng ký cá
biệt: VB20102990)
Lúa:
Các giống lúa của Việt Nam có hàm lượng Protein trong khoảng 7 – 8%,
tinh bột khoảng 60% ngoài ra còn có Vitamin B1, B2, B6...Trong nuôi
thủy sản nước ngọt người ta thường dùng ở dạng thóc ngâm nảy mầm cho cá
ăn.
Cám gạo:
Cám gạo là nguyên liệu được sử dụng phổ biến nhất để làm thức ăn tự chế
trong nuôi trồng thủy sản. Protein trong cám gạo 13,3%. Thành phần của
cám có nhiều loại Vitamin B6, Vitamin E, chất xơ dễ tiêu hóa cho cá.
Ngô: Protein
trong ngô trung bình 10,6%, giá trị protein của ngô sẽ tăng nhiều khi
được phối trộn với đậu tương và protein động vật như cá tạp, ốc bươu
vàng. Tinh bột trong ngô chiếm tỷ lệ 69,2%; ngô nghèo Canxi; Vitamin của
ngô tập trung nhiều ở lớp vỏ ngoài và mầm. Trong quá trình cho cá ăn
ngô hoàn toàn thường phải ngâm cho ngô chương lên hoặc ở dạng nảy mầm
thì cá dễ tiêu hóa. Tránh trường hợp cho cá ăn trực tiếp bột ngô khô sẽ
dẫn đến khi bột ngô vào ruột sẽ nở ra gây rối loạn hệ tiêu hóa và dẫn
đến chết cá.
Giá trị dinh dưỡng đậu nành
Bột Cá Loại >67% đạm
Bột
cá là nguồn cung cấp protein tốt nhất cho các loài tôm cá. Bột cá có
hàm lượng protein cao trung bình từ 45 – 60%, có loại hơn 70% và chủ yếu
được làm từ cá biển. Bột cá chứa đầy đủ các acid amin cần thiết cho
động vật thủy sản. Đặc biệt trong thành phần lipid của bột cá có nhiều
acid béo cao phân tử không no. Trong bột cá có hàm lượng vitamin A và D
cao và thích hợp cho việc bổ sung vitamin A trong thức ăn. Bột cá làm
cho thức ăn trở nên có mùi hấp dẫn và tính ngon miệng của thức ăn. Hàm
lượng khoáng trong bột cá luôn lớn hơn 16% và là nguồn khoáng được động
vật thủy sản sử dụng hiệu quả. Năng lượng thô của bột cá khoảng
4100-4200 kcalo/kg. Ngoài ra, một số nghiên cứu cho thấy trong bột cá có
chứa chất kích thích sinh trưởng, đây là nguyên nhân chính khi thay thế
bột cá bằng các nguồn protein động vật khác kết quả không hoàn toàn đạt
được như sử dụng bột cá.
Tuy nhiên một vấn đề gặp phải ở bột cá trong chế biến thức ăn là: trong
một số bột cá có thể chứa chất kháng vitamin B1 (thiaminase), giá thành
cao và nguồn nguyên liệu rất biến động.
Chỉ tiêu chất lượng loại bột cá > 67% đạm.
Fish CD67 Meal ( 67 % Protein)
|
Parameters |
Specifications |
Protein |
67 % Min
|
Fat |
10 % Max |
Moisture |
10 % Max |
Sand & Silica |
1 % Max
|
Ash |
17 % Max |
Acid value |
25-30% Max |
TVBN |
100 mg/100g Max
|
Histamine |
500 ppm. Max |